Tiêm vacxin cho gà là một trong những cách giúp đàn gà của bạn tránh được các loại bệnh theo từng mùa. Chính vì vậy người chăn nuôi cần hiểu rõ các loại vacxin dành cho gà hiện nay. Cùng vn138138.com tìm hiểu chi tiết về các loại vacxin thường sử dụng cho gà thông qua bài viết dưới đây.
Vacxin cho gà là gì?
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Vacxin cho gà là một loại thuốc được sử dụng để sản sinh ra hệ miễn dịch mới giúp gà chống chọi lại với bệnh tật. Đây được xem là một trong những giải pháp tốt nhất để giúp gà sống khỏe mạnh. Để gà luôn khoẻ mạnh, đạt hiệu quả chăn nuôi tốt thì việc tiêm chủng là điều cần thiết. Tuy nhiên cần lưu ý tiêm đúng cách, đúng thời điểm để gà sinh trưởng, phát triển ổn định.
Xem thêm: Vảy gà ngũ quỷ là gì? Những lưu ý khi nuôi loại gà này
Những loại vacxin nào dành cho gà?
Vacxin chính là chế phẩm sinh học có chứa kháng nguyên giúp kích thích hệ thống miễn dịch của gà phát triển. Đồng thời chống lại sự xâm nhập của dịch bệnh từ bên ngoài. Hiện nay vacxin cho gà được chia làm 2 loại bao gồm vacxin sống và vacxin chết.
Vacxin sống
Là loại vacxin cho gà được sản xuất từ chủng virus hoặc vi khuẩn, protozoa còn sống nhưng đã được làm giảm độc lực. Đảm bảo không gây ra nguy hiểm cho gà khi tiêm. Các vi sinh vật này sẽ tiếp tục nhân lên trong cơ thể vật nuôi giúp tăng kháng nguyên cho gà.
Hiện nay trên thị trường các loại vacxin sống cho gà phải kể đến như: vacxin viêm phế quản truyền nhiễm, vacxin đậu gà, vacxin Marek, Vacxin Gumboro,…. Đa phần vacxin chế được sử dụng để nhỏ mắt, nhỏ mũi hoặc pha với nước hay tiêm chủng.
Vacxin chết (vô hoạt)
Đây là loại vacxin được điều chế từ virus hoặc vi khuẩn bị giết chết bằng hoá chất hoặc nhiệt độ. Vì vậy khi đưa vào cơ thể vật nuôi loại vacxin này không gây bệnh mà ngược lại sản sinh ra các loại kháng thể chống bệnh, vi khuẩn hay các loại virus xâm nhập.
Một số loại vacxin chết thường sử dụng cho gà phải kể đến như: vaccine cúm gia cầm, vaccine Newcastle, vaccine CRD, tụ huyết trùng gia cầm, vacxin coryza,… Các loại vacxin cho gà này thường được sử dụng bằng cách tiêm qua cơ hoặc tiêm ở dưới da gà.
Thời điểm tiêm vacxin cho gà?
Thời điểm tiêm vacxin dành cho gà tốt nhất là trước khi bị bệnh. Gà sẽ có sự chuẩn bị về sức khỏe để phòng chống các loại virus gây bệnh. Khi gà đã nhiễm bệnh việc tiêm vacxin không còn ý nghĩa, ngược lại có thể gây bất lợi, tăng stress cho gà và ức chế sự phát triển.
Đối với các bệnh nhiễm sớm ở gà con việc sử dụng vacxin cho trứng hoặc ngay khi gà mới nở. Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra gợi ý lịch tiêm chủng vacxin cho gà theo từng giai đoạn để người nuôi có thể tham khảo:
- 1 ngày tuổi: Sử dụng vacxin IB (chủng H 120) phòng bệnh viêm phế quản truyền nhiễm. Sử dụng bằng cách nhỏ vào mũi hoặc miệng 2 giọt/con.
- 3 ngày tuổi: Sử dụng vacxin Newcastle chủng F để phòng bệnh Newcastle. Sử dụng 10ml nước sinh mặn đã làm mát cùng với 100 liều, nhỏ đều vào miệng 2 giọt/con hoặc nhỏ mắt 1 giọt/con.
- 7 ngày tuổi: Dùng vacxin đậu gà phòng bệnh đậu, pha 1ml nước sinh lý mặt đã làm mát cùng 100ml. Dùng bơm tiêm đưa dung dịch đã pha vào cánh hoặc chân gà.
- 10 ngày tuổi: Sử dụng vaccine Gumboro để phòng bệnh Gumboro. Hoà 10ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào 100 liều, nhỏ vào miệng 2 giot/con hoặc nhỏ mắt 1 giọt/con.
- 15 ngày tuổi: Phòng cúm gia cầm bằng vacxin cúm H5N1
- 21 ngày tuổi: Sử dụng vacxin Newcastle chủng Lasota phòng bệnh Newcastle. Cách dùng đơn giản pha 100 liều cùng 10ml nước sinh lý mặn đã làm mát. Nhỏ đều 2 mắt mỗi mắt 1 giọt.
- 30 ngày tuổi: Dùng vacxin IB (chủng H 120) để phòng bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB). Cách dùng pha khoảng 500ml nước đun sôi để nguội với 100 liều sau đó cho mỗi con uống 5ml.
- 40 ngày tuổi: Sử dụng vacxin tụ huyết trùng để phòng bệnh tụ huyết trùng. Cách dùng tiêm dưới da cổ hoặc da ức khoảng 0.5ml/con.
- 60 ngày tuổi: Dùng vacxin Newcastle chủng M để phòng bệnh Newcastle. Cách dùng pha 100 liều với 50ml nước sinh lý mặn sau đó tiêm dưới da cổ 0.5ml/con.
Cần lưu ý biểu hiện của gà khi tiêm vacxin
Sau mỗi đợt tiêm phòng gà sẽ được biểu hiện phản ứng với thuốc. Vì vậy người nuôi cần trang bị kiến thức về gà và lưu ý những biểu hiện của gà để có phương án xử lý kịp thời như:
- Gà thường sẽ mệt mỏi, kém ăn hoặc lười vận động sau khi tiêm vacxin. Những tiểu chứng này thường xuất hiện trong vòng 1-2 ngày sẽ hết. Người nuôi cần theo dõi, chăm sóc và đưa ra chế độ ăn phù hợp cho gà sau khi tiêm phòng.
- Gà có dấu hiệu mệt mỏi, sốt và vùng tiêm xuất hiện nổi cục thì nhiều khả năng gà bị áp xe. Người nuôi nếu phát hiện sớm có thể xử lý khi áp xe còn nhỏ bằng thuốc kháng sinh hoặc kháng viêm. Nếu ổ áp xe quá lớn cần tiến hành chọc dịch cho mủ ra ngoài bớt. Sau khi đã xử lý xong cần theo dõi sức khoẻ của gà để tiêm vacxin lại từ đầu.
- Sau khi sử dụng vacxin dành cho gà cần theo dõi vật nuôi trong khoảng ít nhất 30 phút. Điều này đảm bảo gà không bị sốc phản vệ sau khi tiêm phòng. Đây là một trong những tình huống nguy hiểm có thể khiến vật nuôi gặp nguy hiểm đến tính mạng. Dấu hiệu dễ nhận biết khi gà sốc phản vệ đó là vật nuôi thở gấp, lảo đảo, thân nhiệt hạ nhanh, các cơ bị co rút,….
Kết luận
Như vậy vn138138.com đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về vacxin cho gà. Hy vọng với những kiến thức gà đá trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc lên lịch tiêm phòng và chăm sóc vật nuôi hiệu quả.
Với niềm đam mê và khát khao với bộ môn cá cược, anh Nguyên Vũ đã sáng lập ra website VN138138.COM. Với sự tận tâm và tầm nhìn sáng tạo, anh đã xây dựng một sân chơi đa dạng với nhiều trò chơi phong phú và hấp dẫn.