Bệnh đậu gà có biểu hiện khá rõ ràng trên cơ thể của gà. Nhưng nhiều anh em sư kê vẫn chưa biết được nguyên nhân chính gây ra bệnh này trên gà. Triệu chứng biểu hiện cụ thể và cách điều trị như thế nào? Hôm nay VN138138 sẽ giúp anh em sư kê hiểu rõ hơn về căn bệnh đậu ở gà qua nội dung sau đây.
Bệnh đậu gà là bệnh gì?
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Bệnh đậu gà là loại bệnh do Virus gây ra trên gà. Đây là một loại bệnh truyền nhiễm, xuất hiện chủ yếu trong giai đoạn gà từ 25-50 ngày tuổi. Bệnh đậu ở gà thường hình thành nên những nốt đậu ở khu vực da không có lông. Bệnh này gây nên tình trạng thoái hóa và tăng sinh ở lớp biểu bì thuộc mô hô hấp như là thực quản, hầu, miệng, hay họng của gà.
Trường hợp bệnh đậu chuyển biến nặng sẽ gây ra tiêu chảy, mù mắt, viêm phổi, gà kém phát triển và nguy cơ tử vong cao hơn. Tỷ lệ mắc bệnh đậu gà lên tới 95% và tỷ lệ tử vong vào khoảng 2-3% nếu như gà không được chữa trị kịp thời. Ngoài ra, gà mắc bệnh này sẽ bị giảm giá trị khi xuất chuồng.
Xem thêm: Điều cần biết về cách nuôi gà đá chân mạnh nhất hiện nay
Nguyên nhân gây bệnh đậu gà
Bệnh đậu trên gà xuất hiện thường là do virus fowlpox trong môi trường tự nhiên gây ra. Sức đề kháng của Virus này cao, tồn tại rất lâu trong các vỏ đậu, chất độn chuồng hay dụng cụ chăn nuôi.
Bệnh này thường có tốc độ lây lan chậm và thường lây qua các vết trầy do gà cắn mổ nhau. Hoặc lây qua môi trường không khí nếu virus có tồn tại trong lông gà, da gà hoặc vảy đang bong tróc,…Con đường lây truyền căn bệnh này chủ yếu do loại côn trùng như muỗi, rận, … côn trùng hút máu của con gà mắc bệnh sau đó chích truyền nhiễm sang cho gà khỏe mạnh khác.
Triệu chứng – Bệnh tích của bệnh đậu ở gà chọi
Bệnh đậu gà sẽ có những biểu hiện rất rõ ràng. Thường thì những con gà khi mắc bệnh sẽ xuất hiện 3 thể bệnh chủ yếu như sau:
Thể ngoài da
Bệnh đậu này xảy ra ở cả những chú gà đang nhỏ và gà trưởng thành. Mụn đậu thường mọc ở những vùng da không có lông như mép, mào và vùng da quanh mắt,… Đôi khi còn mọc ở cả khu vực hậu môn và chân gà. Bệnh đậu gà ở vị trí mắt thì sẽ làm cho gà khó mở mắt vì bị viêm kết mạc. Còn nếu nó mọc ở khu vực miệng gà thì sẽ gây ra khó khăn cho gà trong quá trình ăn uống, làm giảm trọng lượng gà.
Thông thường, những nốt mụn khi mới xuất hiện sẽ là những nốt sần có màu trắng nhỏ, dần dần sẽ phát triển to dần thành nốt mụn nước màu vàng xám sần sùi. Các nốt mụn đậu dần dần sẽ vỡ ra, đóng thành vảy và tạo nên các vết sẹo màu nâu hồng. Trường hợp nặng nếu mụn đậu bị nhiễm trùng, gây viêm và hoại tử ở khu vực nó sẽ trở nên trầm trọng hơn.
Thể niêm mạc (thể ướt)
Triệu chứng này thông thường hay xảy ra ở gà nhỏ từ 3 – 4 tuần tuổi. Gà thường sẽ có biểu hiện ủ rũ, bỏ ăn thở rít sốt. Xuất hiện màng giả niêm mạc ở phần trên đường tiêu hóa và hô hấp như vòng miệng, khí quản, niêm mạc hầu họng,…
Khi bóc lớp màng giả này ra sẽ gây nên tình trạng xuất huyết hoặc anh em sẽ thấy lớp niêm mạc đó có màu đỏ tươi. Màng giả ở vùng mũi và mắt gà tạo ra khối mủ ở xoang mũi, mắt khiến gà ngạt thở, còi cọc và dần chết. Thể bệnh đậu gà này sẽ trở nên tồi tệ hơn, nếu có thêm sự xâm nhập của nguồn vi khuẩn kế phát khác.
Thể hỗn hợp
Thể hỗn hợp này thường hay xảy ra khi gà đang nhỏ. Những triệu chứng bệnh tích sẽ xuất hiện ở cả niêm mạc và ngoài da. Khi gà đang có bệnh kết hợp với điều kiện chăm sóc không tốt, vệ sinh kém. Bệnh đậu gà sẽ tiến triển nhanh hơn và những gà mắc bệnh sẽ dễ chết hơn.
Chẩn đoán bệnh đậu gà bằng cách nào?
Bệnh đậu ở gà với thể ngoài da thường dễ chẩn đoán. Tuy nhiên nếu như ở thể yết hầu rất dễ nhầm với một số bệnh truyền nhiễm khác cũng gây bệnh ở vùng niêm mạc hầu họng. Chẩn đoán bệnh đậu gà khác với bệnh khác cụ thể như sau:
- Hiện tượng hoại tử loét ở niêm mạng họng ở bệnh Newcastle khi có màng giả giống với bệnh đậu. Nhưng khác biệt với bệnh đậu, bệnh Newcastle thông thường sẽ có hiện tượng xuất huyết ở các niêm mạc dạ dày tuyến hay dạ dày cơ.
- Bệnh Nấm phổi (có tên tiếng anh là Aspergillosis) cũng tạo nên những đám màng giả ở vùng niêm mạc miệng họng. Với bệnh thường gặp ở gà này, màng giả sẽ tạo thành những điểm tròn đều khô và có ở phổi tạo thành các túi hơi.
- Chẩn đoán bệnh đậu ở gà phân biệt với thiếu vitamin A ở chiến kê. Trong bệnh thiếu vitamin A ở gà thì trên niêm mạc không hình thành màng giả nhưng sẽ có sự xuất hiện dịch xuất màu vàng.
Điều trị và phòng bệnh trên gà
Muốn điều trị bệnh đậu gà dứt điểm thì anh em phải trang bị cho mình các kiến thức gà đá, nuôi gà,…Khi tìm ra nguyên nhân và biến chiến kê bị bệnh đậu. Anh em nuôi gà cần nhanh chóng điều trị và phòng bệnh như sau:
Điều trị bệnh đậu gà
Hiện nay, vẫn chưa có một loại thuốc đặc trị để điều trị bệnh đậu gà do virus fowlpox. Tuy nhiên, anh em vẫn có thể điều trị triệu chứng bằng các loại thuốc kháng sinh để phòng chống bội nhiễm.
Đối với những nốt mụn đậu ngoài da và có thể bóc vảy, anh em sư kê có thể dùng bông hoặc khăn xô thấm với nước muối pha loãng và rửa sạch vết mụn đậu. Sau khi sát trùng sạch, tiến hành bôi thuốc sát trùng nhẹ như Xanhmethylen 2%. Bôi 1-2 lần một ngày trên nốt đó, liên tục 3-4 ngày.
Phòng bệnh đậu gà
Bệnh đậu ở gà xuất phát từ virus và lây lan rất nhanh chóng qua các loài côn trùng hút máu gà. Vì thế, anh em sư kê cần thực hiện các biện pháp sau đây để phòng bệnh cho gà chiến của mình:
- Đảm bảo chăm sóc và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, nước uống cho gà chiến.
- Chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh. Thường xuyên xử lý, dọn dẹp môi trường xung quanh chuồng trại sạch sẽ để diệt các loại côn trùng gây bệnh
- Phun thuốc sát trùng định kỳ chuồng trại (ít nhất 1 tuần/lần)
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của VN138138 về căn bệnh đậu gà cho anh em sư kê nuôi gà và cách phòng tránh điều trị khi gà bệnh. Anh em hãy luôn nhớ không được chủ quan, thực hiện công tác phòng bệnh để giúp gà tránh các bệnh thường gặp khác.
Với niềm đam mê và khát khao với bộ môn cá cược, anh Nguyên Vũ đã sáng lập ra website VN138138.COM. Với sự tận tâm và tầm nhìn sáng tạo, anh đã xây dựng một sân chơi đa dạng với nhiều trò chơi phong phú và hấp dẫn.