Tình trạng gà bị sổ mũi không còn quá xa lạ gì với bà con chăn nuôi, tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách có thể làm bệnh trở nặng dẫn đến nguy cơ gà bị tử vong. Ở bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những nguyên nhân gây nên sổ mũi ở gà cùng những phác đồ điều trị hiệu quả nhất, đừng bỏ lỡ nhé.
Gà bị sổ mũi là gì?
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Sổ mũi là một triệu chứng điển hình khi gà mắc phải các bệnh về hô hấp. Nó có thể đi kèm một số triệu chứng khác tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Ngoài ra, sổ mũi cũng có thể do gà bị mắc các bệnh truyền nhiễm, phổ biến là Coryza. Nếu để tình trạng sổ mũi kéo dài sẽ khiến sức khỏe của gà trở nên nặng hơn và gây ra nhiều hậu quả xấu.
Dấu hiệu nhận biết gà bị sổ mũi
Một số triệu chứng mà người chăn nuôi dễ nhận thấy khi quan sát gà sổ mũi như:
- Mũi và miệng gà không ngừng chảy ra các dịch nhầy và ngày càng nhiều hơn.
- Mặt gà thường bị sưng, nặng hơn là nổi các cục u làm cho khuôn mặt bị biến dạng.
- Gà thở khó khăn và phát ra âm thanh khò khè do có đờm ở cổ.
- Gà thường xuyên ho, trên mũi và trên mỏ dính nhiều đờm.
- Gà thường lấy chân cào lên mũi do cảm thấy ngứa ngáy khó chịu.
- Mắt gà không thể mở hoặc chỉ mở được một phần do bị viêm kết mạc.
- Ở gà mái xảy ra tình trạng ngừng đẻ hoặc đẻ ít, gà trống ít hoạt động và không còn tính hiếu chiến như bình thường.
Xem thêm: Bí quyết chọn gà mái chọi không phải người chơi cũng biết
Nguyên nhân nào khiến cho gà bị sổ mũi?
Sổ mũi thông thường
Tương tự như con người thì việc sổ mũi ở gà là chuyện bình thường, một số nguyên nhân chính làm cho gà sổ mũi bao gồm:
- Môi trường sống bị nhiễm bẩn, ẩm ướt và không được vệ sinh thường xuyên. Đây chính là điều kiện vô cùng lý tưởng cho các loại vi khuẩn, nấm mốc phát triển và tạo nên bệnh.
- Thời tiết thay đổi đột ngột làm gà thích nghi không kịp.
- Sau khi tham gia các trận thi đấu thì gà không được chăm sóc cẩn thận, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào các vết thương gây ra bệnh cho gà.
Sổ mũi do bệnh Coryza
Nếu như gà của bạn bị tình trạng sổ mũi kéo dài mà chữa không hết thì khả năng cao gà đã bị bệnh Coryza, loại bệnh hô hấp cấp tính do vi khuẩn Haemophilus Gallinarum tạo nên, một số lý do khiến chúng lây lan qua các cá thể gà.
- Những con gà đang mắc bệnh lây qua những con khỏe mạnh, có thể do bạn từng di chuyển gà đến nơi có chứa mầm bệnh hoặc mới nhập đàn về mà bạn thả chung với gà cũ.
- Môi trường chăn nuôi đã chứa sẵn mầm bệnh như phân, gà hít thở phải cũng sẽ mắc bệnh.
- Lây lan qua thức ăn khi cho gà ăn chung, những con gà bị sổ mũi ăn làm vi khuẩn lây xuống thức ăn, gà khỏe mạnh ăn trúng sẽ mắc bệnh.
Con đường lây nhiễm bệnh sổ mũi ở gà
Gà bị sổ mũi do virus gây ra nên sẽ có tốc độ lây lan nhanh chóng, con đường lây nhiễm của bệnh chủ yếu là.
- Đa phần các ổ bệnh trong chăn nuôi là do các loại động vật hoang dã mang đến. Mầm bệnh Coryza lưu trữ trong cơ thể của các loại chim, chúng đến ăn thức ăn thừa trong chuồng và bỏ lại các loại hạt chúng kiếm được vào chuồng, sau khi gà ăn phải sẽ nhiễm bệnh.
- Hô hấp là một trong những con đường lây nhiễm bệnh sổ mũi, khi gà nhiễm bệnh và gà khỏe mạnh nhốt chung 1 khu và hít thở chung 1 bầu không khí sẽ làm bệnh lây qua nhau.
- Trong quá trình gà hắt xì khiến nước mũi, nước miếng bắn ra ngoài và lây lan bệnh.
- Đàn gà mới mua về mang sẵn mầm bệnh và lây lan sang cho gà cũ hoặc di chuyển đàn gà đến một nơi đã có sẵn mầm bệnh.
- Lây lan qua vật dụng ăn uống, gà bệnh làm nước mũi dính vào các đồ dùng ăn uống, khi gà khỏe mạnh ăn chung sẽ bị lây bệnh.
Cách điều trị gà sổ mũi hiệu quả
Điều trị sổ mũi do mắc bệnh
- Khi phát hiện gà bị sổ mũi và có các triệu chứng do mắc Coryza thì bạn cần lập tức thực hiện công tác cách ly nhằm tránh lây lan sang cả đàn gà.
- Thực hiện vệ sinh chuồng trại và các vật dụng chăn nuôi, phun thuốc tiêu độc khử khuẩn quanh khu vực chăn nuôi.
- Nếu gà có triệu chứng sốt thì dùng Para C10 hoặc Para C30 để hạ sốt.
- Sử dụng Tilmico 250, Doxy 50 để điều trị bệnh đường hô hấp.
- Bổ sung thêm vitamin C15, Gluco K+C nhằm tăng sức đề kháng cho gà.
Điều trị sổ mũi dạng thông thường
Một số cách bạn có thể áp dụng điều trị khi gà bị sổ mũi như sau:
- Đập dập tỏi hoặc băm nhỏ tỏi để trộn chung với cơm cho gà ăn, nếu gà không ăn thì có thể giã nát hòa vào nước uống của gà. Cần lưu ý sử dụng một lượng tỏi vừa đủ tránh làm dạ dày gà bị nóng và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Sử dụng thuốc đặc trị cho gà: Loại thuốc điển hình được nhiều người sử dụng hiện nay là Ery, bạn thực hiện cho gà uống đều đặn theo chỉ định trên bao bì.
- Nếu có điều kiện thì hãy sử dụng thêm các thiết bị sưởi ấm cho gà và vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
Biện pháp phòng bệnh gà bị sổ mũi
Để phòng được sổ mũi ở gà người chăn nuôi nên nghiên cứu thêm kiến thức gà đá và thực hiện các biện pháp sau đây:
- Chuồng trại cần xây dựng thông thoáng, mùa hè thì mát mẻ, mùa đông ấm áp.
- Chất thải, chất độn chuồng cần được dọn dẹp và xử lý thường xuyên. Nếu như chất độn quá dày thì cần vun gọn hoặc mang đến nơi khác mới phủ lớp độn mới.
- Hàng ngày cần chú ý và quan sát gà để kịp thời phát hiện những dấu hiệu khác lạ.
- Vi khuẩn Haemophilus Gallinarum có thể tồn tại trong tự nhiên từ 1 đến 3 ngày và dễ bị tiêu diệt bởi các loại chất khử khuẩn, do đó người chăn nuôi cần thực hiện phun khử khuẩn định kỳ hoặc trước khi nhập đàn mới.
- Khi mua giống cần chọn nơi uy tín, gà có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Tiêm vacxin theo đúng lịch trình để gà có sức đề kháng tốt nhất.
Kết luận
Hy vọng rằng qua bài viết trên của vn138138.com bạn đã có thêm nhiều kiến thức để phòng và chữa trị cho gà bị sổ mũi nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào thì hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé.
Với niềm đam mê và khát khao với bộ môn cá cược, anh Nguyên Vũ đã sáng lập ra website VN138138.COM. Với sự tận tâm và tầm nhìn sáng tạo, anh đã xây dựng một sân chơi đa dạng với nhiều trò chơi phong phú và hấp dẫn.