Hướng dẫn chăm sóc nuôi dưỡng gà chọi con từ A đến Z

Gà chọi con được coi là những mầm non sau này phát triển nên thành những chú gà chiến xuất sắc. Vì thế, các sư kê cần biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng những cá thể này từ khi còn nhỏ. Một con gà chọi được nuôi dưỡng tốt thì khi sinh ra, lớn lên có khả năng cao trở thành một chiến binh so với những con gà khác không được nuôi dưỡng. Vậy cách chăm sóc con của gà chọi ra sao, mời các sư kê tham khảo bài viết dưới đây.

Gà chọi con là gì?

Nguồn gốc gà nòi con
Nguồn gốc gà nòi con

Xem thêm: Gà chọi Mỹ – Dòng chiến kê lỳ đòn, sung sức, tốc độ

Khi bố gà chiến binh trải qua nhiều lần chinh chiến khác nhau phối giống với gà mẹ có tông, dòng đảm bảo về chất lượng sẽ sinh ra các thế hệ gà chọi, gà nòi tiếp theo.Gà nòi con chính là những chiến binh, thần kê chưa trưởng thành. Chúng cần được người nuôi chú ý, có chế độ dinh dưỡng, tập luyện riêng để trở thành một chiến kê có máu mặt sau này.

Cách nhân giống gà chọi con

Việc làm sao nhân giống những chiến kê, thần kê cũng hết sức quan trọng, dưới đây là các bước nhân giống gà chọi con được các sư kê giàu kinh nghiệm và kiến thức gà đá chia sẻ:

Lựa chọn bố mẹ cho gà nòi

Để tạo ra những chiến binh trong tương lai thì gà chọi con phải sở hữu được dòng gen tốt nhất từ bố và mẹ nòi. Vì thế việc lựa chọn cặp trống mái nòi để phối giống là rất quan trọng. Đối với gà trống, cần chọn những chiến kê đã kinh qua nhiều trận mạc, có thân hình rắn chắc, khỏe khoắn. Nên chọn những con trống có lối chơi linh hoạt, biến ảo và nhanh nhẹn.

Về gà mái, sự lựa chọn tối ưu là những con gà mái đã phối giống thành công với gà chiến trước đó và có khả năng ấp, bảo vệ con non. Bạn cũng có thể lựa chọn gà mái theo dòng, tông của nó vì gà mái không ra chiến đấu nhưng nếu nó có anh em cùng dòng là một thần kê khả năng cao chú gà này cũng sở hữu gen tốt.

Nhân giống gà nòi con

Sau khi đã lựa chọn được gà trống và gà mái ưng ý, bạn nên thả chúng vào chuồng đúc với nhau. Một con gà trống nên thả cùng 3 đến 5 con gà mái để tăng cao tỷ lệ nhân giống, chuồng đúc phải được dọn dẹp sạch sẽ thoáng mái. Ngoài ra, sư kê cùng cần chuẩn bị nhiều ổ ấp để gà mái để chúng không tranh giành nhau.

Lựa chọn gà chọi con giống tốt

Cách lựa chọn gà con giống tốt
Cách lựa chọn gà con giống tốt

Sau khi đã phối giống thành công, câu hỏi đặt ra là làm sao để biết gà chọi con nào có đã sở hữu được gen tốt. Vì không phải tất cả các con gà được sinh ra đều sẽ sở hữu hết những đặc tính tốt của cả gà bố và gà mẹ. Dưới đây là 4 cách phân biệt bạn có thể tham khảo.

  • Nhất mình: Lúc này gà nòi còn nhỏ nên các phần khung xương đang phát triển, khó đánh giá như khi trưởng thành. Do đó, các sư kê giàu kinh nghiệm thường đánh giá thông qua dáng đi của gà. Gà con có dáng đi khoan thai, oai vệ, tự tin thì khả năng cao sau này trở thành thần kê. Đối với các con gà đi loạng choạng, đi nhanh, nhút nhát thường có tâm lý yếu kém hoặc đang có bất thường trong khung xương khiến chúng không thể đi lại bình thường.
  • Nhì chân: Các sư kê ngày trước thường nhận định gà nòi thông qua đánh giá vảy chân gà. Tuy nhiên, hiện nay gà bị lai tạo quá nhiều nên phương pháp này ít còn đảm bảo. Bạn có thể tham khảo bài viết về các loại vảy gà đẹp tại vn138138.com để biết các hình dạng vảy sau này sẽ trở thành chiến kê.
  • Tam đầu: Một con gà chiến thường có đầu bén, mỏ cụt, mắt sâu, da mỏng. Nhìn vào đầu gà là thấy được thần thái của chiến binh. Các đặc điểm này của gà nòi cong chỉ rõ rệt khi chúng được từ 3 – 5 tháng.
  • Sức khoẻ và tính cách: Một con gà choị con sau này sẽ trở thành chiến kê thường có tính cách tự tin, không sợ người. Điều này tuy có thể do ảnh hưởng từ chủ nhân nhưng cũng một phần xuất phát từ bản thân những con gà này. Do đó khi chọn mua gà nòi nên chú ý về cách chúng tương tác với bạn.

Gà chọi con thuần chủng được nhân giống như thế nào?

Quy trình nhân giống gà nòi thuần chủng
Quy trình nhân giống gà nòi thuần chủng

Như đã trình bày ở phần trước các thế hệ chiến kê được nhân giống thông qua việc lựa chọn cặp bố và mẹ có dòng gen tốt. Đối với các con gà chọi con thuần chủng quy trình cũng tương tự chỉ khác ở bước chọn bố mẹ để giữ được tính thuần chủng của gà chọi.

  • Chọn gà bố: Cách chọn gà bố trong phối giống gà nòi thuần chủng là nên chọn các con gà chiến có sức khỏe, đã chinh chiến nhiều lần, thân hình oai vệ, cao lớn.
  • Chọn gà mẹ: Tuy gà bố là người xung pha trận mạc nhưng gà mái mới là người quyết định liệu những chú gà con có trở thành gà chiến hay không. Việc lựa chọn gà mái có phần khó khăn hơn vì chúng không có khả năng chiến đấu. Bạn có thể đánh giá một con gà mái tốt khi nó có vai nở to, rộng, ngực gà mái ưỡn ra trước không dị dạng, cánh gà to, áp sát vào thân mình. Ngoài ra, nên chọn những con gà có phần cánh phủ hết phần lưng và phao câu của gà mái.

Sau khi đã chọn được cặp trống mái thì bạn sẽ cho chúng vào chuồng ấp với nhau, nên để 1 con gà trống đúc mái cùng 3 – 5 con gà khác để tỉ lệ phối giống ra gà chọi con được đảm bảo.

Cách nuôi gà chọi con từ khi gáy đến khi mở mỏ

Gà nòi con mới nở rất yếu nên cần các sư kê chú ý, chăm sóc cho thật kỹ. Tốt nhất là để gà mẹ và con vào chung một khu vực, được dọn dẹp sạch sẽ, ấm áp, vì gà con mới ra đời lông chưa đủ nên dễ bị mất nhiệt. Khu vực ấp cần có đủ ánh sáng để kích thích gà con phát triển.

Nên để gà mẹ và con trong khu vực ấp trong 2 tháng kể cả khi gà con đã nở, 2 tháng này là thời gian để gà chọi con cứng cáp hơn trước khi sống ở bên ngoài. Không nên tách gà mẹ ra khỏi gà con trong giai đoạn này vì gà mẹ có nhiệm vụ bảo vệ gà con khỏi các động vật gây hại như chuột,…

Kỹ thuật và cách chăm sóc gà chọi con

Chăm sóc gà nòi con đúng cách
Chăm sóc gà nòi con đúng cách

Thức ăn cho gà con

Gà chọi con có bộ máy tiêu hoá chưa phát triển đủ để ăn giống như gà trưởng thành, đặc biệt đối với các giống gà nòi thì cấu trúc dinh dưỡng cần được các sư kê nghiên cứu, lên thực đơn hợp lý:

  • Trong 3 ngày đầu tiên nên cho gà con ăn cám loại nhỏ. Sư kê nên trộn thêm thuốc thuốc hen vào thức ăn để phòng bệnh cho gà. Liều lượng và số lượng các sư kê nên tham khảo những người nuôi uy tín hoặc nhờ các bác sĩ thú y tư vấn.
  • Sau 3 đến 10 ngày: Khi đó gà con đã cứng cáp, bạn có thể cho chúng ăn các loại cám to hơn.
  • Từ 10 ngày đến 2 tháng tuổi: Lúc này gà con đã cứng cáp hơn rất nhiều, hệ tiêu hoá cùng miễn dịch đã phát triển đủ, đây cũng là giai đoạn quan trọng để gà phát triển cơ, sức chiến đấu, độ mạnh của những cú đá. Bạn nên cho chúng ăn các loại cám gà thịt to.

Lưu ý khi nuôi gà con

Trong khi chăm sóc gà chọi con không nên để thức ăn thừa, cám thừa trước mặt chúng. Nên tạo cho gà cảm giác đói, khi đó bạn đổ cám xuống thì chúng sẽ mổ nhiều và ăn no. Trong trường hợp bạn cứ để phần thức ăn thừa tại đó và sẽ chẳng buồn ăn, cả ngày gà chỉ mổ một ít vừa không đảm bảo chất lượng lại phí đồ ăn.

Từ lúc gà 2 tháng tuổi trở đi là khoảng thời gian huấn luyện các lối đá tư duy cho gà. Đây cũng là thời gian bạn nên thả gà chạy để chúng rèn luyện sức khỏe. Do đó, khu vực nuôi gà cần đảm bảo các yếu tố ngăn nắp, có mái lợp, có cửa che gió che mưa, nơi ngủ của gà phải được đảm bảo ấm ám. Giai đoạn này thích hợp để huấn luyện gà các bài tập, lối đá nhanh nhẹn để chuẩn bị đem gà đi chiến.

Kết luận

Trên đây là bài viết tổng hợp cách nuôi gà chọi con từ A đến Z. Hy vọng với thông tin này bạn sẽ tự tin hơn trong quá trình phối giống, chăm sóc gà chọi. Đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác về cách chăm sóc gà, cá cược gà đá tại vn138138.com.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *