Bệnh đầu đen ở gà: Những điều cần biết khi phòng và trị

Bệnh đầu đen ở gà tên khoa học là Histomonas. Khi gà mắc phải bệnh này thì khả năng chết lên đến 80%. Bệnh đầu đen xuất hiện ở cả gà thả vườn. Vì vậy, người nuôi cần chú ý phòng tránh bệnh và điều trị sớm, đúng cách khi gà mắc bệnh.

Bệnh đầu đen ở gà là bệnh gì?

Bệnh đầu đen khiến vùng đầu gà tím tái, hốc hác
Bệnh đầu đen khiến vùng đầu gà tím tái, hốc hác

Bệnh đầu đen ở gà là tên gọi được người chăn nuôi đặt theo biểu hiện của con gà khi mắc bệnh. Theo đó, gà sẽ có da vùng mặt, mào màu tái, đầu hốc hác. Một số ít khác khi mắc bệnh sẽ có máu tái xanh hoặc tím tái. Nếu gà mắc bệnh quá lâu và không được điều trị thì khả năng chết rất cao. Lúc gà chết thì vùng đầu trở nên thâm đen.

Ngoài tên gọi đầu đen thì bệnh này còn gọi là bệnh kén ruột hay gan ruột truyền nhiễm. Bởi loại ký sinh gây bệnh có thể xâm nhập vào tế bào gan, làm kén ở ruột thừa gây viêm gan ruột truyền nhiễm (Infectious Enterohepatitis).

Nguyên nhân bệnh đầu đen ở gà

Nguyên nhân của bệnh đầu đen là do một loại đơn bào ký sinh
Nguyên nhân của bệnh đầu đen là do một loại đơn bào ký sinh

 

Theo nghiên cứu khoa học thì bệnh được hình thành bởi một loại đơn bào Histomonas Meleagridis. Chúng ký sinh vùng niêm mạc manh tràng, các tế bào gan. Những đơn bào ký sinh sẽ hút các chất dinh dưỡng từ vật chủ, đồng thời tạo ra các bệnh tích.

Các đơn bào ký sinh có vòng đời ký sinh từ những vật chủ trung gian khác trước khi gây bệnh đầu đen ở gà. Thông thường, chúng ký sinh ở các loại giun kim và giun tròn. Gà ăn phải các loại giun bị ký sinh sẽ nhiễm bệnh. Đồng thời, gà nhiễm bệnh đi vệ sinh sẽ thải ra trứng giun ra ngoài, các con giun khác ăn phải lại tiếp tục lây lan bệnh.

Đối tượng của bệnh 

Từ nguyên nhân của bệnh đầu đen ở gà, người nuôi dễ dàng nhận thấy bệnh chủ yếu xuất hiện ở gà nuôi chăn thả hoặc hoang dã. Các trường hợp nuôi gà công nghiệp thì chưa xuất hiện trường hợp nào.

Bệnh đầu đen thường xuất hiện ở gà được 2 tuần tuổi đến 3 – 4 tháng tuổi. Thời điểm gà dễ mắc bệnh nhất là ở lúc 1 tháng tuổi. Tuy nhiên, người nuôi cần phải lưu ý vì khi gà lớn vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Đồng thời, tuổi gà càng cao thì khi mắc sẽ chuyển biến nặng nhanh, dễ chết hơn.

Con đường lây bệnh 

Bệnh đầu đen ở gà được lây truyền qua 3 con đường chính và phổ biến:

  • Qua trung gian truyền bệnh: Gà ăn phải trứng giun có chứa ký sinh gây bệnh. Sau đó, các ký sinh xâm nhập và manh tràng, gan của gà.
  • Qua đường ăn uống: Những con gà đã mắc bệnh không được cách ly. Chúng ăn uống chung với những con gà khỏe mạnh. Thông qua máng uống, chất độn, môi trường mà cả đàn gà nhanh chóng lây nhiễm.
  • Qua chất thải: Chất thải do gà bị bệnh thải ra sẽ chứa các loại trứng giun kim. Các loại giun đất sẽ ăn chúng. Sau đó tạo ra vòng tròn lặp lại của bệnh. Vì vậy, khi một khu vực xuất hiện bệnh đầu đen thì rất khó xử lý triệt để. Tỉ lệ tái bệnh khi nuôi đàn sau rất cao.

Triệu chứng và bệnh tích bệnh đầu đen ở gà

Gà mắc bệnh đầu đen có nhiều biểu hiện thể hiện ra bên ngoài
Gà mắc bệnh đầu đen có nhiều biểu hiện thể hiện ra bên ngoài

Để phòng ngừa cũng như điều trị bệnh kịp thời cho đàn gà thì mọi người cần thường xuyên quan sát, theo dõi các biểu hiện của gà. Đặc biệt là các khu vực nuôi gà chăn thả hoặc nơi đã từng xuất hiện bệnh thì cần chú ý.

Triệu chứng bệnh 

Các triệu chứng đầu tiên khi gà mắc bệnh là sốt, ủ rũ, tìm chỗ có nắng để nằm, đầu rúc vào cánh. Phân gà thường sáp đen, sáp vàng trông giống gạch cua. Một số khác thì có phân nước, ở giữa có thỏi phân sống.

Bệnh đầu đen ở gà thường được chia thành hai loại là cấp tính và mãn tính. Với trường hợp cấp tính, gà lù rù, sốt cao, mặt tái nhợt, hốc hác và chết chỉ sau 1 – 2 ngày. Đối với thể mãn tính thì hay xuất hiện ở gà lớn từ 5 tháng tuổi trở lên, bệnh kéo dài, tỉ lệ chết không cao nhưng ảnh hưởng lớn đến năng suất chăn nuôi.

Biểu hiện bệnh khi mổ khám 

Để phân biệt với những bệnh khác có biểu hiện tương tự như cầu trùng, Leuco, Marek, Lao hạch… người nuôi cũng cần quan tâm đến bệnh tích điển hình của bệnh. Theo đó, bệnh tích của bệnh đầu đen ở gà sẽ chủ yếu nằm ở ruột thừa và gan.

  • Bệnh tích ở gan: Gan sưng to, có các vết hoại tử hình hoa cúc, phần hoại tử có mặt hơi lõm. Khi mổ khám cần quan sát kỹ để phân biệt được hoại tử gan do đầu đen hay do các bệnh khác.
  • Bệnh tích ở ruột thừa: Manh tràng ở ruột thừa sưng to, rắn lại. Thành ruột thừa cũng tăng sinh dày. Các chất bên trong của ruột thừa cứng, tạo khối giống canxi hóa.

Trường hợp bên trong manh tràng không chứa các chất dạng canxi hóa, thành ruột thừa chỉ tăng sinh dày lên, chứa máu cá màu hồng nhạt, dạng dịch nhớt, có thể thấy giun kim ở đây hoặc không.

Nếu manh tràng không sưng to, ngược lại teo nhỏ thì là do phần thành ruột tăng sinh dày nên manh tràng co lại. Khi cắt đôi thì lòng manh tràng trông hẹp, không chứa chất bên trong, có giun kim hoặc không

Trường hợp thường gặp nữa là manh tràng xuất hiện máu tươi khô lại, tăng sinh dày lên. Đây có thể là biểu hiện ban đầu của bệnh cầu trùng máu. Tiếp sau bệnh này thì gà có thể kế phát bệnh đầu đen.

Ngoài bệnh đầu đen ở gà thì gà đá có thể mắc các bệnh khác hoặc các dạng bệnh kế phát.  Vì vậy, ngoài dựa trên các biểu hiện bên ngoài thì cần mổ khám ít nhất là 2 con gà có chung triệu chứng để đánh giá chính xác và chi tiết bệnh mà gà mắc phải. Bạn nên chọn mổ khám 1 con sống và 1 con chết.

Cách phòng và trị bệnh đầu đen ở gà

Khả năng gà bị bệnh đầu đen chết rất cao nên cần phòng và điều trị sớm
Khả năng gà bị bệnh đầu đen chết rất cao nên cần phòng và điều trị sớm

Vì khả năng chết rất cao và nhanh, người nuôi nên tìm hiểu cách phòng và điều trị bệnh đầu đen ngay từ sớm. Các sản phẩm điều trị, chăm sóc gà mắc bệnh hiện nay cũng rất dễ tìm mua và sử dụng.

Phòng bệnh

  • Vệ sinh môi trường sống của gà thường xuyên: rắc vôi bột, vệ sinh máng ăn, không gian gà chăn thả, chuồng trại…
  • Vệ sinh chuồng trại bằng formol 2%
  • Xổ giun định kỳ: Mỗi tháng nên xổ giun định kỳ cho cả đàn gà
  • Tiêm vắc xin cầu trùng: Đây là một trong những biện pháp giảm tỷ lệ bệnh cũng như chết do đầu đen.
  • Uống thuốc tím hoặc sunphat đồng: Định kỳ 20 ngày tuổi trở đi nên cho gà uống 20 ngày/ lần.
  • Diệt trung gian truyền bệnh: Sử dụng các loại sát trùng, rắc vôi chuồng trại, bãi chăn thả.

Lưu ý: Khi sử dụng các chất vệ sinh chuồng trại như vôi, formol nên làm khi chuồng trại không có gà. Nên rắc vôi khi trời mới mưa xong hoặc cuốc xới sân vườn.

Điều trị bệnh đầu đen 

Sunfat Đồng hoặc thuốc tím thì nên pha cho gà uống một tháng một lần. 1g thuốc tím hoặc 2g Sunfat Đồng pha với 10 lít nước và cho uống trong 2h.

Hiện nay, thuốc Sulfamonomethoxine được dùng để đặc trị bệnh đầu đen. Liệu lượng sử dụng theo chỉ định từ nhà sản xuất. Ngoài ra, gà mắc bệnh cần bổ sung vitamin để tăng sức đề kháng. Men tiêu hóa thì nên bổ sung sau khi hết dùng kháng sinh.

Kết luận

Trên đây là những vấn đề liên quan đến bệnh đầu đen ở gà. Chúng tôi hi vọng rằng mọi người đã có thêm những kiến thức gà đá hữu ích để chăn nuôi gà chất lượng và hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *