Tìm hiểu – Phòng chống các bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Nỗi lo lớn nhất mỗi khi anh em nuôi gà đó là khi chúng bị nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là các bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà. Nếu không tìm hiểu, không chỉ một mà cả đàn gà chiến của anh em cũng dễ dàng mắc bệnh, hậu quả có thể khiến bạn mất cả đàn gà. Vậy làm sao để phòng chống những căn bệnh nguy hiểm này cho gà, mời các sư kê tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà là bệnh gì?

Bệnh ký sinh trùng trong máu ở gà là bệnh gì?
Bệnh ký sinh trùng trong máu ở gà là bệnh gì?

Xem thêm: Bệnh ILT trên gà là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh ILT

Bệnh sốt rét hay bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà là một bệnh thường gặp không chỉ ở gà mà còn có ở các loài gia cầm khác. Bệnh thường đường lây truyền qua trung gian các loại sán, giun, muỗi, bọ chét, đĩa,… Khi đã xâm nhập vào cơ thể, bệnh nhanh chóng tìm tới máu, ký sinh trùng xâm nhập và lấy cắp chất dinh dưỡng từ hồng cầu gà.

Bệnh thường phát triển mạnh ở những khu vực có khí hậu ẩm ướt, nắng gắt. Việt Nam là một trong những nước có số lượng gia cầm mắc ký sinh trùng đường máu hàng năm cao nhất trong khu vực. Bệnh này thường bùng phát theo mùa, đặc biệt là mùa nóng kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8.

Nguyên nhân gây bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Bệnh sốt rét gà gây ra bởi ký sinh trùng có tên Leucocytozoon, hiện nay đã phát hiện hơn 67 loài khác nhau, gây bệnh trên các loại gia cầm, thuỷ cầm, chim chóc. Bệnh phải lây thông qua vật chủ trung gian, trong số đó muỗi là vật chủ trung gian hay gặp nhất.

Leucocytozoon sống và phân chia tế bào trong cơ thể của vật chủ trung gian, sau đó lần mò đến tuyến nước bọt của chúng. Khi muỗi đốt các loại gia cầm hoặc chim chóc, ký sinh trùng sẽ theo đầu kim xâm nhập vào máu và gây bệnh.

Triệu chứng của gia cầm nhiễm bệnh chủ yếu là do ký sinh trùng sống trong hồng cầu gây rối loạn và phá vỡ chức năng của hồng cầu. Điều này khiến cho gia súc suy nhược, thiếu máu, nặng hơn có thể gây biến dạng cơ quan nội tạng và xuất huyết.

Triệu chứng bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Những triệu chứng chính của gà nhiễm bệnh
Những triệu chứng chính của gà nhiễm bệnh

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà thường trải qua hai giai đoạn và triệu chứng khác nhau. Đó là thể cấp tính và thể mãn tính

Thể sốt rét gà cấp tính

Ký sinh trùng sốt rét ở gà thể cấp tính thường ủ bệnh trong 7 đến 12 ngày. Thời gian này gà thường có biểu hiện:

  • Sốt cao trên 40 độ, háo nước, phân xanh vàng, xanh trắng, đôi lúc xanh lẹt như lá chuối.
  • Gà run rẩy, đi đứng loạng choạng, khó giữ thăng bằng, lông khô, xù không mượt, mắt nhắm nghiền, thường tách đàn đứng lẻ một mình. Chán ăn là nguyên nhân chính khiến gà yếu dần và chết.
  • Đối với gà trong lứa đẻ, chủ có thể thấy sự sụt giảm số lượng trứng nghiêm trọng.

Thể cấp tính nếu không được phát hiện, cách ly kịp thời có thể gây chết 60 – 70% đàn gà. Gà chết có hiện tượng máu chảy ra ở mũi miệng, mào thâm đen.

Thể mãn tính

Ở tình trạng này, gà ít có biểu hiện bệnh hơn so với thể cấp tính. Thể mãn tính thường xuất hiện ở những con gà có sức đề kháng tốt, kìm hãm được khí sinh trùng khiến chúng rơi vào thể ngủ đông. Biểu hiện của thể này bao gồm:

  • Sốt ngắt quãng từng cơn, không liên tục.
  • Tiêu chảy phân xanh phân vàng nhưng lúc có lúc không.
  • Gà ù lì lười vận động, có biểu hiện ăn ít, chán ăn.
  • Tỉ lệ trứng giảm sút đối với trang trại gà mái.

Các biện pháp phòng bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Làm sao phòng chống bệnh cho gà hiệu quả
Làm sao phòng chống bệnh cho gà hiệu quả

Ông bà ta có câu phòng bệnh còn hơn chữa bệnh, vì vậy anh em cần biết các phương pháp bảo vệ cho đàn gà chiến của mình. Dưới đây là 3 bước giúp đàn gà của bạn khỏe mạnh trước căn bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà.

Bước 1: Vệ sinh chuồng gà

Như đã trình bày ở phần trước, môi trường là nguyên nhân chủ yếu khiến gà dễ tiếp xúc với các vật chủ trung gian truyền bệnh, trong đó nguy hiểm nhất là muỗi. Để hạn chế việc này, người nuôi cần làm sạch chuồng gà, phát quang bụi rậm, dọn dẹp các chỗ ao tù nước đọng, hạn chế sự phát triển của muỗi.

Trong chuồng nền nên được lót trấu để giúp gà giữ ấm, thường xuyên kiểm tra xịt định kỳ thuốc sát trùng cho chuồng.

Bước 2: Sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Chỉ cần chủ động quan sát tình trạng gà trong chuồng. Khi phát hiện gà bị bệnh cần lập tức cách ly gà nhiễm và gà khoẻ mạnh. Trộn thêm các kháng sinh dùng cho gia cầm như Sulfamonomethoxine giúp gà gia tăng sức đề kháng. Nên sử dụng liên tục trong khoảng 1 tuần, sau đó nghỉ từ 3 đến 5 rồi tiếp tục lặp lại quy trình trên.

Bước 3: Tăng cường sức đề kháng cho gà bằng men vi sinh, vitamin, khoáng chất

Hiện nay, việc áp dụng vaccine phòng bệnh cho gà vẫn còn hạn chế và giá thành hiện tại của các loại vaccine là khá cao không phù hợp với đại đa số người chăn nuôi. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các loại men vi sinh bổ sung chất đề kháng cho gà.

Phương pháp điều trị bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Khi gà nhiễm bệnh cần điều trị như thế nào?
Khi gà nhiễm bệnh cần điều trị như thế nào?

Để điều trị hiệu quả các bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà nguy hiểm này, người nuôi phải bổ sung thêm kiến thức gà đá của các sư kê và tuân thủ quy trình 3 bước dưới đây:

Bước 1: Ngăn chặn nguồn lây

Bệnh ký sinh trùng máu ở gà này phải thông qua vật chủ trung gian mới có thể gây bệnh trên gà. Vì vậy để công việc đầu tiên khi phát hiện đàn gà của mình bị bệnh đó là tìm nguyên nhân và ngăn chặn nguồn lây.

Bước 2: Sử dụng thuốc đặc trị bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Một số kháng sinh có thể sử dụng để loại trừ ký sinh ra khỏi cơ thể như Sulphamonomethoxine, Trimethoprim,… Người nuôi nên tham khảo chỉ dẫn từ cục phòng chống dịch bệnh, bác sĩ thú y về liều lượng và thời gian sử dụng các loại thuốc trên. Cần tuân thủ phác đồ điều trị thì gà của bạn mới nhanh chóng hồi phục. Bên cạnh thuốc đặc trị các loại vitamin A, K3 cũng giúp tăng cường đề kháng, hấp thu dưỡng chất giúp gà chống lại bệnh tật tốt hơn.

Bước 3: Thực hiện các biện pháp phòng bệnh lâu dài

Sau khi đã kiểm soát được nguồn lây, bạn cần lập tức kiểm tra lại vệ sinh chuồng trại. Thiết lập các hàng rào bảo vệ cho đàn gà sau này. Trộn vào thức ăn các loại vitamin, men vi sinh hoặc thậm chí là kháng sinh để đảm bảo sức khỏe của đàn gà.

Các thuốc kháng sinh ngoài tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng còn gây độc và hại thận, gan của gia cầm rất nhiều. Vì vậy, bạn nên bổ sung các thực phẩm, thuốc bổ gan thận cho gà song song với việc dùng thuốc.

Kết luận

Trên đây là bài viết về cách phòng chống và điều trị bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà. Đây là một căn bệnh nguy hiểm nên bạn cần làm đúng theo hướng dẫn phòng bệnh đã được nêu ra trong bài viết. Đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác về cách nuôi gà, chọn giống gà chọi tại vn138138.com.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *