Gà bị khò khè – Kinh nghiệm chữa khò khè ở gà hiệu quả

Gà bị khò khè là một trong những triệu chứng cho thấy gà đang có vấn đề về đường hô hấp. Mặc dù không phải căn bệnh quá nguy hiểm nhưng khi để lâu ngày mà không điều trị sẽ dẫn đến tình trạng gà bị tử vong. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những dấu hiệu nhận biết, cách phòng bệnh cũng như phác đồ điều trị khò khè cho gà.

Gà bị khò khè là gì?

Gà bị khò khè là căn bệnh thường gặp ở gà và xuất hiện nhiều nhất khi thời tiết lạnh giá. Lúc này gà khó thở và thở ra những tiếng kêu khò khè do có nhiều đờm. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gà, thậm chí là tử vong.

Tìm hiểu bệnh khò khè ở gà
Tìm hiểu bệnh khò khè ở gà

Xem thêm: Gà ăn không tiêu là gì? Cách chữa trị hiệu quả cho gia cầm

Tại sao gà bị khò khè?

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh gà bị khò khè, cụ thể:

  • Di truyền: Trong người gà mẹ mang sẵn mầm bệnh, trứng được đẻ ra đã bị nhiễm trùng dẫn đến gà con khi nở bị khò khè, khó thở.
  • Lây truyền qua môi trường: Một trong những tác nhân chính gây nên khò khè là do trong đàn có những con gà bị bệnh và lây truyền qua những con khác.
  • Dụng cụ chăn nuôi: Khi dụng cụ chăn nuôi lâu ngày không được vệ sinh dẫn đến thức ăn bị nhiễm khuẩn cũng có thể gây nên khò khè ở gà.
  • Gà mang trùng sau khi khỏi bệnh: Nếu gà đã khỏi bệnh nhưng trong cơ thể vẫn chứa chủng Mycoplasma hoặc gà bị nhiễm trùng kế phát thì nguy cơ bệnh tái phát cao. Khi trở lại thì bệnh nhanh chóng chuyển biến xấu và khó điều trị được.
  • Sau khi thi đấu: Nếu như sau các trận đấu mà bạn không lau người gà bằng nước ấm và xoa bóp thuốc thì dễ khiến các vết thương bị mốc. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức đề kháng của gà nên dễ xảy ra tình trạng khò khè và khó thở.
  • Nhốt gà trong môi trường ẩm ướt: Khi bạn nhốt gà quá lâu trong môi trường chật hẹp, ẩm thấp dễ khiến cho gà bị đi ngoài phân xanh, phân trắng, lâu dần biến chứng thành khó thở và khò khè.
  • Thời tiết lạnh: Cơ thể gà có yêu cầu cao về điều kiện, khi thời tiết đang ấm mà chuyển lạnh đột ngột khiến cơ thể gà không kịp thích ứng, dẫn đến tình trạng cảm lạnh và phát ra tiếng thở khò khè.
Gà khò khè có thể do di truyền
Gà khò khè có thể do di truyền

Triệu chứng gà bị khò khè

Khi gà mắc phải bệnh khò khè không chỉ xuất hiện triệu chứng về hơi thở mà chúng sẽ luôn đi kèm những dấu hiệu khác. Một vài dấu hiệu có thể dễ dàng quan sát thấy như sau:

  • Gà ủ rũ: Khò khè làm gà xuất hiện tình trạng khó thở, khiến cho gà bị suy hô hấp, từ đó oxy cung cấp cho gà bị hạn chế dẫn đến gà không thể hoạt động như bình thường, gà ủ rũ và đứng im một chỗ.
  • Gà ăn ít, bỏ ăn: Nếu người chăn nuôi phát hiện gà bỏ ăn hoặc ăn ít trong quá trình chăm sóc thì cần kiểm tra tiếng thở của gà. Khi phát hiện gà phát ra tiếng thở khò khè thì tiến hành đưa ra chẩn đoán về và điều trị.
  • Lông gà bị rụng: Nếu tình trạng khò khè ở gà kéo dài mà không được chữa trị sẽ dẫn đến việc lông gà bị rụng và trụi dần, gà gầy trơ xương, ốm yếu.
  • Phân gà không giống bình thường: Tình trạng suy hô hấp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa của gà, khiến chúng đi phân lỏng, phân xanh, phân trắng hoặc đi phân kèm với máu.
Khò khè khiến gà thường xuyên ủ rũ
Khò khè khiến gà thường xuyên ủ rũ

Khò khè có phải bệnh lây truyền không?

Gà bị khò khè có xác suất lây nhiễm khá cao, chủ yếu từ các con đường như:

  • Gà ốm được thả chung với những con gà khỏe mạnh khiến lây lan sang cả đàn.
  • Lây truyền từ gà mẹ sang trứng, khi nở ra gà con đã bị nhiễm bệnh.
  • Trong cơ thể gà đang ủ sẵn bệnh, chờ điều kiện môi trường phù hợp sẽ sinh sôi nảy nở làm gà phát bệnh và những con gà khác cũng bị lây nhiễm.

Các cách điều trị khò khè ở gà

Gà chỉ bị khò khè không kèm triệu chứng khác

Thông thường, trong trường hợp phát hiện gà bị khò khè mà không đi kèm những dấu hiệu khác như chảy nước mắt, nước mũi thì khả năng cao gà bị nhiễm chủng Ecoli hoặc IB Virus. Phương pháp điều trị như sau:

  • Gà trưởng thành nhiễm Ecoli: Sử dụng kháng sinh Florfenicol cho gà uống và kết hợp cùng Doxycyclin.
  • Gà con nhiễm chủng IB Virus: Sử dụng vacxin IB ở dạng nhỏ mắt để thực hiện nhỏ mắt cho toàn đàn gà con.

Gà bị khò khè đi kèm triệu chứng ủ rũ

Nếu phát hiện trong đàn bắt đầu có một vài cá thể chết, những con còn lại xuất hiện tình trạng ủ rũ và mệt mỏi thì bạn có thể sử dụng kháng sinh Doxycyclin theo chỉ định. Đây thường là biểu hiện của bệnh tụ huyết trùng ở gà, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến chết hàng loạt.

Sử dụng kháng sinh để điều trị khò khè
Sử dụng kháng sinh để điều trị khò khè

Khò khè kèm nhiều đờm và nước mũi

Trường hợp gà bị khò khè và có nhiều đờm cùng nước mũi màu xanh thì là dấu hiệu của bệnh viêm hô hấp mãn tính. Các cách điều trị bao gồm:

  • Sử dụng thuốc có chứa ít nhất 1 trong 2 thành phần Tilmicosin và Tylosin cho gà uống.
  • Nếu uống thuốc gà vẫn không đỡ được nhiều thì có thể sử dụng thuốc dạng tiêm chứa Lincospecto hoặc Gentatylo theo liều lượng có trong chỉ định của bác sĩ.

Khò khè đi kèm triệu chứng phân sáp nâu

Đây có thể là triệu chứng của bệnh dịch tả. Căn bệnh này có khả năng lây nhiễm cao và cực kỳ nguy hiểm. Để chữa trị bệnh người chăn nuôi nên trang bị thêm kiến thức về gà và thực hiện tiêm cho toàn bộ đàn gà vacxin Newcastle.

Chữa trị khò khè ở gà theo phương pháp dân gian

Từ xa xưa, khi chưa xuất hiện những loại kháng sinh như hiện tại thì cha ông ta đã áp dụng những mẹo dân gian để chữa gà bị khò khè và mang đến hiệu quả khá cao. Tuy nhiên, những cách chữa trị theo phương pháp dân gian này bạn chỉ nên sử dụng khi nuôi gà với quy mô số lượng ít, một số bài thuốc như sau:

  • Sử dụng gừng tươi: Khi cho gà uống nước, người chăn nuôi đập dập vài nhánh gừng tươi và cho vào nước, thực hiện đều đặn 2 lần/ ngày vào sáng và chiều, khoảng 2 đến 3 ngày sẽ thấy bệnh giảm mạnh.
Gừng tươi điều trị khò khè hiệu quả
Gừng tươi điều trị khò khè hiệu quả
  • Sử dụng tỏi tươi: Sử dụng 100 gram tỏi tương và ngâm trong 10 lít nước trong thời gian 30 phút. Sử dụng nước ngâm cho gà uống, phần bã trộn đều vào thức ăn của gà. Khò khè sẽ được cải thiện rõ rệt trong vòng 3 đến 4 ngày.
  • Dùng lá trầu không: Sử dụng một ít muối giã nát cùng lá trầu trông, chiết nước cốt và pha vào nước cho gà uống đều đặn hai lần sáng chiều.

Kinh nghiệm phòng bệnh khò khè ở gà

Để hạn chế bệnh gà bị khò khè xảy ra và tiến triển nặng thì bạn nên thực hiện những biện pháp phòng tránh để gà luôn khỏe mạnh, phát triển một cách bình thường.

  • Khi thấy thời tiết chuyển lạnh thì cần che chắn và thắp thêm bóng sưởi để giữ ấm cho gà.
  • Nếu gà tham gia thi đấu, sau khi về thì cần lấy hết đờm dãi, máu tụ và lau sạch sẽ miệng cho gà. Sử dụng khăn ấm lau cơ thể và nắm bóp thuốc cho gà, bổ sung nguồn dinh dưỡng đầy đủ để gà lấy lại sức.
  • Quan sát sức khỏe của gà hàng ngày để kịp thời phát hiện nếu thấy gà có triệu chứng bất thường.
  • Vệ sinh khu vực chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và phun thuốc sát trùng thường xuyên.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của nhà cái VN138 muốn gửi đến bạn đọc về tình trạng gà bị khò khè  và một số cách điều trị hiệu quả. Hy vọng bài viết đã giúp bạn bỏ túi thêm nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi gà để mang lại lợi ích kinh tế cao nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *