Triệu chứng gà bị nấm họng và cách điều trị bệnh hiệu quả

Một khi gà bị nấm họng thì tỷ lệ sống sót của gà vô cùng thấp. Bệnh này gây ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến tài chính kinh tế của người nuôi nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Nhưng không phải người nuôi nào cũng có kiến thức vững về bệnh. Vì thế, bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về căn bệnh nguy hiểm này cũng như cách điều trị cho gà khi bị nhiễm.

Gà bị nấm họng là gì?

Bệnh nấm họng ở gà được xem là một trong những vấn đề về sức khỏe do nấm gây ra, tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa. Nguyên nhân chính gây ra là do vi nấm Candida albicans. Loại vi nấm này thường xuất hiện trong môi trường có độ ẩm cao cũng như có sự hiện diện của các chất độc hoặc thực phẩm bị dơ bẩn được để lâu trong môi trường.

Bệnh nấm này làm tổn thương nhiều cơ quan nội tạng như dạ dày, thực quản, hầu và ruột. Tuy nhiên, vùng họng thường bị tổn thương nghiêm trọng hơn cả.

Nấm họng là căn bệnh do nấm gây ra ở đường tiêu hóa
Nấm họng là căn bệnh do nấm gây ra ở đường tiêu hóa

Xem thêm: Tìm hiểu gà chân chì là gì mà mọi người đang muốn sở hữu

Nguyên nhân dẫn đến gà bị nấm họng

  • Chuồng trại ẩm ướt, chứa nhiều khí độc là môi trường số lý tưởng cho vi nấm Candida Albicans phát triển.
  • Thói quen lưu thức ăn ngoài môi trường hoặc sử dụng lại thức ăn đã dùng là nguyên nhân phổ biến gây nên loại bệnh này ở gà. Bởi đa phần các trang trại sẽ cho gà tiếp ăn thức ăn còn sót lại từ lần trước. Điều này làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ở gà.
  • Việc không thường xuyên thay nước uống và vệ sinh các dụng cụ ăn uống hàng ngày cũng là nguyên nhân khiến cho gà bị nấm họng.
  • Hơn nữa, việc tồn đọng, không vệ sinh sạch các loại thuốc kháng sinh trong quá trình chăm nuôi gà sẽ tạo điều kiện môi trường ẩm ướt để loại vi nấm này sinh sôi phát triển.

Triệu chứng bệnh nấm họng ở gà

Dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất khi gà bị nấm họng là vùng miệng của gà bị nấm. Tuy nhiên, gà cũng có một số biểu hiện ở phần khác như thực quản, hầu hay thậm chí là ở dạ dày.

Thực quản, miệng gà

Hầu hết vùng miệng của gà bị nấm họng đều bị nhiễm trùng và hơi thở của chúng sẽ phát ra mùi hôi khá rõ.

Ngoài ra, một biểu hiện thường thấy là miệng của gà bắt đầu xuất hiện lớp mảng bám màu trắng. Đồng thời, chúng cũng sẽ thể hiện triệu chứng rõ ràng thông qua việc biếng ăn. Thậm chí, khi gà mắc bệnh thực quản của gà rất có khả năng bị viêm và xuất hiện loét.

Triệu chứng rõ nhất khi gà mắc bệnh là miệng bị nhiễm trùng
Triệu chứng rõ nhất khi gà mắc bệnh là miệng bị nhiễm trùng

Diều gà

Phần thịt mềm ở vùng diều của gà xuất hiện các nốt mụn màu trắng. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể thấy một lớp mảng bám ở phía bên trong. Ngoài ra, diều của gà cũng sẽ chứa nhiều chất nhầy, chua và phát ra mùi hôi thối khá đặc trưng.

Diều gà bị nấm họng có dấu hiệu của việc tăng sinh dày lên, khiến cho không gian trong vùng diều bị co cụm lại và thức ăn bị ứ đọng. Điều này dẫn đến tình trạng gà biếng ăn, giảm cân nhanh. Bên cạnh đó, gà còn có các biểu hiện khác như ủ rũ, phát triển chậm hơn so với bình thường.

Dạ dày tuyến

Khi gà bị nhiễm nấm, dạ dày tuyến của chúng bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như viêm niêm mạc và sưng to. Phần niêm mạc có nhiều mụn trắng có kích thước nhỏ. Đồng thời, dạ dày của gã cũng thường có nhiều dịch viêm nhầy hơn.

Thuốc trị nấm họng ở gà

Khi phát hiện gà bị nấm họng, người nuôi cần áp dụng ngay kiến thức gà đá của các sư kê chia sẻ hoặc có thể dùng các loại thuốc đặc trị hoặc phương thức dân gian để chữa trị cho gà.

Dùng thuốc tím

Phương pháp này có thể được xem là một phương pháp chữa bệnh theo kiểu dân gian. Dựa trên kinh nghiệm của nhiều người đã thử áp dụng thì phương pháp này sẽ dùng đến dao cạo nhẹ những vùng bị nhiễm nấm trong miệng của gà. Sau đó, dùng thuốc tím (xanh methylen), một loại thuốc thường được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến da và niêm mạc, bôi lên vùng bị nhiễm nấm. Quá trình này cần được thực hiện liên tục cho đến khi triệu chứng nhiễm nấm giảm đi hoặc biến mất.

Sử dụng thuốc tím để điều trị cho gà bị nấm họng
Sử dụng thuốc tím để điều trị cho gà bị nấm họng

Dùng rau ngót kết hợp với thuốc tưa lưỡi

Rau ngót được xem là một loại thực phẩm dân gian phổ biến và dễ dàng tìm thấy tại các chợ. Để điều trị bệnh gà bị nấm họng bằng cách này rất đơn giản, bạn chỉ cần xay nhuyễn rau và lấp nước ép pha trộn với thuốc tưa lưỡi dành cho trẻ em.

Sau đó, bạn có thể sử dụng một miếng khăn sạch, chấm vào hỗn hợp trên và lau sạch vùng bị nhiễm nấm cũng như cả khu vực họng của con gà. Việc này nên được thực hiện liên tục trong khoảng thời gian 3-5 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị.

Điều trị bằng thuốc kháng sinh

Khi gà bị nấm họng nặng, tốt nhất bạn nên sử dụng kháng sinh để điều trị một cách triệt để. Có ba loại thuốc kháng sinh phổ biến dùng điều trị cho gà khi nhiễm nấm là Nystatin, Fungicid và Flumequin. Đồng thời, gà cũng nên được bổ sung các loại đường Gluco KC, Vitamin tổng hợp và dung dịch điện giải. Mục đích để tăng sức đề kháng và giúp gà phục hồi nhanh chóng.

Nếu bạn sử dụng dạng thuốc bột, bạn có thể hòa 20g thuốc với nước lọc để cho gà uống hàng ngày thay nước. Trong trường hợp thuốc là dạng viên, bạn cần nghiền nhỏ và trộn vào thức ăn hàng ngày của gà. Việc điều trị nên được tiến hành liên tiếp trong 3 đến 5 ngày để đảm bảo hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị.

Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh một cách triệt để
Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh một cách triệt để

Cách phòng ngừa bệnh nấm họng ở gà

Nấm họng là một căn bệnh phổ biến mà có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau trong đàn gà. Do đó, bạn cần có các biện pháp phòng ngừa để hạn chế sự lây lan của bệnh và ngăn chặn tình trạng biến chứng nặng hơn. Dưới đây là một số cách phòng ngừa gà bị nấm họng mà bạn có thể áp dụng:

  • Vệ sinh chuồng trại và dụng cụ cho ăn uống thường xuyên. Sau mỗi bữa ăn, hãy làm sạch thức ăn thừa và phân, tránh tạo điều kiện cho vi nấm phát triển. Sát khuẩn định kỳ cũng là cách để duy trì môi trường sạch trong chuồng trại.
  • Cung cấp cho gà chế độ ăn uống đa dạng và đầy đủ dưỡng chất, khoáng chất. Bổ sung thêm các sản phẩm như UV Nysta, Bio-Neo, và Bio-Fungicide Oral để tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ hệ tiêu hóa.
  • Độn chuồng cao để đảm bảo không gian luôn được thông thoáng, mát mẻ.
  • Cho gà uống nước pha loãng CuSO4 theo định kỳ với liều lượng 1gr pha trong 10 lít nước trong khoảng thời gian 2 tiếng để kiểm soát vi nấm.
Một số phương pháp phòng ngừa cho gà bị nấm họng
Một số phương pháp phòng ngừa cho gà bị nấm họng

Lưu ý khi chăm sóc gà bị nấm họng

  • Nếu không phát hiện kịp thời và để bệnh nấm họng tiến triển, nó có thể gây ra nguy hiểm và dẫn đến tình trạng xuất huyết bên trong gà. Khi bệnh tiến xa như vậy, việc tiêu diệt hoàn toàn lượng nấm phát triển trong cơ thể gà trở nên khó khăn. Điều đó gây ảnh hưởng đến sự phát triển của gà, làm suy giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn và gây ra các vấn đề về sức khỏe.
  • Khi đang chữa trị gà bị nấm họng, việc quản lý khẩu phần ăn của gà là rất quan trọng. Việc bổ sung các loại Vitamin, chất điện giải, khoáng chất và chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp cải thiện sức khỏe cho gà.
  • Hạn chế gà tiếp xúc với thức ăn khó tiêu hoặc tắm nắng quá nhiều cũng là một cách để tăng cường hệ miễn dịch cho gà. Cần thường xuyên quan sát diễn biến tình hình sức khỏe của gà để đưa ra những phương án chăm sóc và dinh dưỡng chuẩn.

Kết luận

Tóm lại, khi gà bị nấm họng nhưng không phát hiện kịp thời sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Hy vọng những thông tin chia sẻ của VN138 sẽ mang đến hữu ích cho bạn trong quá trình chăn nuôi. Từ đó đưa ra phương pháp nuôi và cách phòng bệnh gà bị nấm họng phù hợp cho đàn gà.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *