Tìm hiểu gà bị té gió và cách phòng tránh hiệu quả

Trong chăn nuôi, gà bị té gió là tình trạng bệnh không phải hiếm thấy. Đặc biệt, những chú chiến kê nếu rơi vào tình trạng này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sức chiến đấu không còn và lúc này gà chọi cũng giống như gà nuôi thịt thông thường, giá trị giảm đi và chắc chắn không người nuôi nào mong muốn vậy.

Gà bị té gió là gì? Nguyên nhân do đâu?

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sơ lược tình trạng té gió ở gà để có kiến thức phòng tránh.

Gà bị té gió là gì?

Gà té gió hay gà yếu chân/trúng gió/cảm lạnh làm cho gà có những biểu hiện bất thường như sau:

  • Đứng không vững
  • Run chân
  • Chân co quắp
  • Hay bị ngã

Trong trường hợp bị té gió chân yếu đi hẳn khiến gà không thể đứng vững bởi xương khớp rệu rạo. Chứng bệnh phổ biến thường gặp ở giống gà nuôi thịt hay gà chọi. Do đó, người nuôi phải nắm vững kiến thức gà đá xử lý khi cần thiết.

Tình trạng gà bị té gió không phải hiếm gặp
Tình trạng gà bị té gió không phải hiếm gặp

Để biết chính xác có phải gà bị té gió hay không thì người nuôi phải quan sát kỹ hành động, hình dáng của chúng. Mọi biểu hiện sẽ phản ánh tình trạng bệnh của gà:

  • Gà lảo đảo khi đi, không đứng vững và không hoạt động linh hoạt như bình thường.
  • Nếu đi bình thường thì vài bước lại mệt mỏi, lảo đảo, bước đi không đều hay tập tễnh.
  • Nếu là giống gà chọi, chúng sẽ không còn lực và bị ngã.
  • Nếu tình trạng nặng, gà có thể không đi lại được bởi bị liệt mất một chân.

Nguyên nhân gà bị té gió

Tình trạng gà bị té gió do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Thông thường do nguồn nhân được nêu sau đây:

Gà rù, gà bị tụ newcastle

Bệnh newcastle ở gà thường được biết đến là bệnh gà rù và có biểu hiện tê liệt hai chân. Các triệu chứng kèm theo như: Không mổ ăn, thở khò khè, lạnh chân, chảy nước mũi có nhầy màu trắng đỏ, diều đầy hơi, khát và uống rất nhiều nước. Sau đó, diều sẽ mềm và chứa đầy nước, mỏ di chuyển liên tục, tình trạng ễnh cổ thường xuyên để tránh khó thở, có đờm, chảy nhiều nước ở miệng. Không chỉ có vậy, gà cũng thường kêu thành tiếng, phân đi ra lúc đầu và sau đó tiêu chảy phân xanh, trắng (phân cò) kèm theo có máu và nổi bọt.

Gà bị sốt cao, mào tím tái là biểu hiện làm gà chết rất nhanh. Nếu may mắn còn sống, gà sẽ bị nghẹo cổ, thần kinh và đi lòng vòng, mổ hụt không trúng thức ăn. Gà biểu hiện sốt cao lên đến 42.5 – 43,0 độ C cần phải đặc biệt chăm sóc.

Gà bị trúng gió

Gà bị trúng gió làm tắc nghẽn mạch máu và kèm theo triệu chứng liệt cổ và chân. Đột quỵ là một biểu hiện khác khi gà bị trúng gió hoặc các bệnh khác như méo miệng, tai biến mạch máu não…

Do bẩm sinh

Khi gà mới nở ra, chân của chúng bị ảnh hưởng nhưng không được phát hiện. Lúc lớn lên, triệu chứng bắt đầu rõ ràng hơn cho đến khi người nuôi nhận ra sự khác thường về đôi chân của nó. Bạn cần xem xét kỹ lưỡng khi mua gà và chọn những con gà có tổng thể hoàn hảo nhất có thể.

Tình trạng lờ đờ, đi không vững là dấu hiệu của gà bị té gió
Tình trạng lờ đờ, đi không vững là dấu hiệu của gà bị té gió

Xem thêm: Thức ăn gà đá – Nguồn năng lượng và sức mạnh cho chiến kê

Những triệu chứng phổ biến khi gà bị té gió

Quan sát hình dáng để biết được các triệu chứng là cách nhận biết gà bị té gió dễ dàng từ hành động và bước đi đều sẽ phản ánh tình trạng bệnh của gà.

  • Gà không vững vàng khi đứng hay lảo đảo từng bước đi.
  • Cơ thể không nâng đỡ lên được hoặc hoạt động không như ý muốn vì chân yếu
  • Gà bước đi tập tễnh, cà nhắc hoặc không đều
  • Gà đá thường bị té do không đủ lực, nhẹ khều và khi tác chiến sẽ bị thua vì đòn đánh chỉ đủ gãi ngứa cho gà đối thủ
  • Tình trạng bệnh nặng không điều trị kịp thời sẽ khiến gà lê lết 1 chân hay mất khả năng đi lại, đây là lúc tình trạng biến chuyển nặng nhất
  • Khi đang lâm trận, gà chọi bị ngã làm mất đi lợi thế trong trận chiến

Phương pháp chữa trị gà bị té gió?

Hiện nay, gà bị té gió thường thấy nhất là cúm gió, trúng gió làm liệt chân. Liệt kê hai loại cụ thể như:

Bẩm sinh có những con gà bị bệnh từ khi nở ra, nếu không phát hiện điều trị lớn lên luyện tập mới phát hiện thì tình trạng không thể trị được nữa. Trường hợp này cần phải chú ý đến những biểu hiện:

  • Đột nhiên chân gà cứng ngắt hoặc nằm giãy giụa dưới đất
  • Với tình trạng trên nếu phát hiện chữa trị sớm sẽ có cơ hội phục hồi cao. Còn nếu không phát hiện, áp dụng cách trị thì thời gian trị sẽ kéo dài
Nắm được phương pháp trị gà bị trúng gió để điều trị kịp thời
Nắm được phương pháp trị gà bị trúng gió để điều trị kịp thời

Tuy nhiên, gà té gió sau khi chữa trị thành công thì khả năng phục hồi thấp và chân gà lúc này yếu hơn xưa rất nhiều. Người nuôi cần phải kiên trì luyện tập theo thời gian để nâng cao lại sức khỏe cho gà. Chú ý những cách chữa trị cho gà bị tình trạng té gió được gợi ý cụ thể bên dưới đây.

Gà từ 5 đến 6 tháng tuổi

Gà đang ở trong độ tuổi này thì người nuôi có thể tiến hành chích thuốc để loại trừ bệnh. Khi đó, nếu gà không may mắc bệnh té gió thì khả năng phục hồi cũng cao và nhanh chóng hơn. Vimefloro có thể sử dụng chữa trị nhưng phải thật chú ý dùng đúng liều lượng quy định mới phát huy tác dụng.

Sử dụng thuốc Vimefloro chữa trị gà té gió thì cần xài liên tục từ 5 – 6 ngày. Song song đó, bạn cũng cần phải luôn theo dõi tình trạng bệnh của gà thường xuyên. Sau khoảng 1 tuần thì tình trạng bệnh sẽ có dấu hiệu thuyên giảm.

Gà từ 8 tháng tuổi trở lên

Với những con gà trong độ tuổi này, tuy đã phát triển nhưng vẫn có thể sử dụng thuốc Vimefloro. Tuy nhiên, liều lượng sử dụng phải cao hơn có thể gấp 2 hay gấp 3 tùy trọng lực và thể trạng của gà, có thể hỏi bác sĩ thú y khi mua.

Tuy nhiên khi sử dụng loại thuốc này cho gà bị trúng gió, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để tránh gặp phải những phản ứng không mong muốn. Ngoài ra, gà cũng cần phải kết hợp tắm bằng nước ấm. Chiến kê thường xuyên được xoa bóp sẽ giúp bệnh tình dễ dàng thuyên giảm, phục hồi sức khỏe.

Gà từ 8 tháng tuổi trở lên vẫn có thể dùng Vimefloro trị té gió
Gà từ 8 tháng tuổi trở lên vẫn có thể dùng Vimefloro trị té gió

Một số lưu ý khi chăm sóc gà bệnh té gió

Ngoài các loại thức ăn chính, thức ăn chữa trị gà bị trúng gió như lúa, thóc thì một số loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác cũng phải thêm. Cơ thể gà từ đó cũng sẽ được phát triển toàn diện, săn chắc và nở nang. Đồng thời, thức ăn bổ sung thêm nhằm giúp hệ cương cứng cáp như: Trạch nhỏ, lươn, thịt bò, gân bò, trứng cút lộn, sò huyết,… Người nuôi lựa chọn thực phẩm theo khả năng của mình.

Những loại thức ăn nêu trên phải được bổ sung 1 tuần từ 1 – 2 lần, người nuôi cũng cần kết hợp giữa om bóp và luyện tập để đạt kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, gà bệnh thường đau nhức, biếng ăn nên tốt nhất phải thay bằng ăn mồi sống. Gà không chịu ăn thì chịu khó bón cho gà, gà có thể tự ăn là cách tốt nhất trong cách trị gà bị tình trạng té gió.

Gà té gió chữa trị kịp lúc vẫn có khả năng phục hồi
Gà té gió chữa trị kịp lúc vẫn có khả năng phục hồi

Kết luận

Bài viết của vn138138.com đã mô tả chi tiết về các thông tin cần biết về gà bị té gió khá đầy đủ. Anh em có thể tham khảo qua và áp dụng để phòng, chữa trị té gió cho chiến kê của mình nếu không may mắc phải. Chúc mọi người có những chú chiến kê khỏe mạnh!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *