Bệnh thương hàn ở gà – Nguyên nhân và cách chữa trị

Bệnh thương hàn ở gà là một loại bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn tạo nên. Nếu bà con không phát hiện bệnh kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến cả đàn gà và gây ra thiệt hại vô cùng lớn. Bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết về căn bệnh này để bà con có thể trang bị thêm kiến thức và chăn nuôi hiệu quả.

Bệnh thương hàn ở gà là bệnh gì?

Bệnh thương hàn ở gà còn được biết đến với tên gọi bệnh Salmonellosis, là căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum tạo ra. Thương hàn có tốc độ lây lan chóng mặt, chúng có thời gian ủ bệnh từ 2 đến 5 ngày, gây thiệt hại lớn cho đàn gà nếu không phát hiện kịp thời.

Bệnh thương hàn ở gà
Bệnh thương hàn ở gà

Xem thêm: APV là bệnh gì? Cách phòng và chữa bệnh APV trên gà

Nguyên nhân tạo ra bệnh thương hàn là gì?

Như đã nói ở trên, bệnh thương hàn ở gà là căn bệnh do vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum gây nên. Mầm bệnh có thể ở sẵn trong môi trường, trong thức ăn hoặc từ phân gà thải ra. Bệnh thương hàn có thể lây qua các con đường như:

  • Lây lan từ thế hệ trước: Gà giống bố mẹ đã mang mầm bệnh trong người và truyền vào lòng đỏ trứng, khi gà con mới nở sẽ bị mắc bệnh.
  • Lây từ con này sang con khác: Trong đàn gà có một con gà mắc bệnh và chưa được tách ra khỏi đàn, những con gà khỏe mạnh khi ăn uống chung thức ăn sẽ bị nhiễm bệnh.
  • Lây lan qua chất thải của gà: Những con gà bị bệnh thì trong phân sẽ ủ sẵn mầm bệnh và lây lan sang những con gà khác.
  • Lây qua môi trường chăn nuôi như máng cho ăn, chất độn chuồng, máng uống nước,…

Các triệu chứng xuất hiện của bệnh thương hàn ở gà

Đối với gà nhỏ và gà lớn sẽ có những triệu chứng bệnh khác nhau, cụ thể:

Gà con

  • Khi trứng ấp sắp đến ngày nở, có dấu hiệu gà con mổ trứng nhưng không thể chui ra do gà quá yếu hoặc chết phôi.
  • Gà con mới nở bị tiêu chảy, phân có màu trắng và nhiều dịch nhầy.
  • Xuất hiện tình trạng chướng bụng và bụng bị phình to, phệ xuống.
  • Xung quanh hậu môn gà con dính nhiều phân, lông đuôi bị bết dính.
Gà con mắc bệnh thương hàn
Gà con mắc bệnh thương hàn

Gà trưởng thành

  • Gà ăn ít và cân nặng bị sụt đột ngột, mào gà có màu tái, nhợt nhạt.
  • Gà đi phân màu vàng.
  • Đối với gà mái sẽ đẻ ít, phần vỏ trứng không được trơn nhẵn và trong lòng đỏ xuất hiện những vệt máu.
  • Đôi khi gà chết đột ngột mà không rõ nguyên nhân.

Bệnh tích của thương hàn

Sau khi mổ gà con bị bệnh sẽ quan sát thấy gan và lá lách sưng phù to, có nhiều vết hoại tử trắng. Tim, phổi, dạ dày có nhiều điểm bị xám lại. Thận gà con bị xung huyết đỏ, viêm ruột và có các mảng trắng xuất hiện trên niêm mạc.

Ở gà trưởng thành thì thân gà gầy còm, hầu như chỉ còn da bọc xương, da bị sậm màu. Gan gà màu trắng xám và sưng to, ruột có các vết loét đỏ lan rộng. Lá lách bị sưng phù và trên bề mặt đôi khi xuất hiện các nốt màu trắng xám.

Cách điều trị thương hàn ở gà

Khi phát hiện gà có dấu hiệu mắc bệnh thì việc đầu tiên cần tách gà ra khỏi bầy đàn để tránh lây lan. Kế tiếp thực hiện phun thuốc khử trùng và vệ sinh chuồng trại để tiêu diệt các mầm bệnh.

Đối với những con gà bị bệnh đã đưa đi cách ly, cần mua ngay những thuốc đặc trị để cho gà ăn uống, nếu gà mắc bệnh nặng thì có thể tiêm trực tiếp vào cơ thể.

Tách gà bị bệnh khỏi đàn để tránh lây lan
Tách gà bị bệnh khỏi đàn để tránh lây lan

Những loại thuốc đặc trị như:

  • Thuốc Oxytetracycline hoặc Tetracyclin: Người chăn nuôi sẽ trộn trực tiếp vào thức ăn của gà theo tỷ lệ 10kg thức ăn tương đương với 1 – 2g thuốc, cho ăn liên tục trong vòng 1 tuần.
  • B complex: Sử dụng 3 lít nước sạch hòa với 50ml dung dich B complex để cho 100 con gà uống.
  • Streptomycin: Bà con tiêm trực tiếp 50 – 100mg/ kg thể trọng gà, có thể tiêm vào bắp hoặc dưới da.

Bên cạnh việc dùng thuốc kháng sinh thì người chăn nuôi cũng cần trang bị kiến thức về gà để cung cấp thêm cho gà các loại vitamin, chất điện giải, khoáng chất,… để tăng sức đề kháng và giúp nhanh khỏi bệnh.

Cách để phòng được bệnh thương hàn ở gà

  • Để phòng bệnh thì bà con cần quan tâm vệ sinh khu vực chăn nuôi định kỳ, phun thuốc khử khuẩn để tiêu diệt những mầm bệnh trong tự nhiên.
  • Chú ý đến nguồn giống, nếu mua trứng ấp hoặc gà giống thì cần tìm địa chỉ uy tín.
  • Định kỳ cần tiêm kháng sinh để phòng bệnh cho gà.
  • Thường xuyên bổ sung các dưỡng chất, vitamin, men tiêu hóa,… giúp cho gà có sức khỏe tốt chống lại bệnh tật.
  • Nguồn thức ăn cũng cần đảm bảo vệ sinh. Trước khi cho ăn cần vệ sinh máng ăn, máng uống nước.
  • Nhanh chóng cách ly gà bị bệnh ra khỏi đàn nhằm tránh lây lan.

Kết luận

Mong rằng với những chia sẻ của VN138 ở trên bà con đã hiểu thêm được về bệnh thương hàn ở gà. Đây là một căn bệnh thường gặp, tuy nhiên nếu không phát hiện kịp thời để đưa ra phác đồ điều trị sớm thì tỷ lệ tử vong vô cùng cao, do đó bà con chăn nuôi cần hết sức chú ý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *