Bệnh tụ huyết trùng ở gà – Cách phòng và điều trị bệnh

Bệnh tụ huyết trùng ở gà được xem là căn bệnh có mức độ nguy hiểm top đầu, gây ra tỷ lệ tử vong vô cùng cao. Ngoài ra, bệnh có khả năng truyền nhiễm cực nhanh nên sẽ dễ dàng lây lan ra cả đàn gà. Do đó, bạn cần sớm phát hiện bệnh để điều trị và giảm thiểu thiệt hại. Hãy cùng vn138138.com trang bị kiến thức về căn bệnh này ngay sau đây.

Tìm hiểu tụ huyết trùng ở gà là bệnh gì?

Bệnh tụ huyết trùng ở gà còn được gọi là bệnh toi gà, đây là căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây nên. Bệnh này thường xuất hiện ở thời điểm giao mùa, đặc biệt ở những vùng miền có khí hậu nóng ẩm. Bệnh sẽ dễ lây lan thành một ổ dịch lớn nếu không được kiểm soát kịp thời.

Gà bị bệnh tụ huyết trùng
Gà bị bệnh tụ huyết trùng

Xem thêm: APV là bệnh gì? Cách phòng và chữa bệnh APV trên gà

Nguyên nhân chính của bệnh tụ huyết trùng

Theo các chuyên già giàu kinh nghiệm và kiến thức gà đá, nguyên nhân chính gây ra bệnh tụ huyết trùng là do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Đây là loại vi khuẩn gram âm, không có nha bào và không di động, vi khuẩn này có giáp mô nên sẽ rất khó bị tiêu diệt.

Pasteurella lây lan qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, các vết thương ngoài da,… Chúng dễ dàng tạo nên bệnh tụ huyết trùng trên gà khi gặp các yếu tố gây hại như thời tiết xấu, môi trường kém vệ sinh, thức ăn ẩm mốc hoặc lây từ con này sang con khác.

Triệu chứng gây ra bệnh tụ huyết trùng ở gà

Thể cấp tính

Đây là thể bệnh xuất hiện nhiều nhất trên gà, ở thể này thì bệnh ủ trong vòng 2 đến 3 ngày. Bệnh tụ huyết trùng ở gà sẽ làm cho gà có dấu hiệu sốt cao lên tới 42 độ C, thường xõa cánh, xù lông, đi lại chậm chạp và bỏ ăn. Bên cạnh đó, miệng gà thường xuyên bị nhỏ dãi và sùi bọt mép, thở khò khè, mào bị tím tái do máu tích tụ.

Bệnh tụ huyết trùng ở gà còn làm gà đi ngoài phân trắng, sau đó chuyển sang màu xanh và có dịch nhầy. Nếu không điều trị kịp thời gà sẽ chết trong vòng 1 đến 3 ngày kể từ khi phát bệnh do ngạt thở và kiệt sức, hơn một nửa số gà chết đều có biểu hiện duỗi thẳng chân.

Triệu chứng của thể cấp tính
Triệu chứng của thể cấp tính

Thể quá cấp tính

Thể bệnh tụ huyết trùng ở gà này còn được gọi là thể ác tính, quá trình ủ bệnh, phát bệnh diễn ra vô cùng nhanh chóng và đột ngột khiến người chăn nuôi không thể quan sát được các dấu hiệu bệnh hay triệu chứng gì khác. Đôi khi gà đang ăn bình thường đột nhiên lăn đùng ra giãy chết, có trường hợp thì gà ủ rũ trong vòng 1 đến 2 giờ rồi chết.

Đối với những con gà mái bị tụ huyết trùng thì nhảy lên ổ đẻ rồi chết luôn. Hầu như khi gà gặp thể bệnh này sẽ không thể phát hiện và điều trị được, do đó tỷ lệ chết khi bị thể ác tính gần như là 100%. Biểu hiện sau khi gà chết là tím tái người, mào phồng to, mũi miệng chảy nước và đôi khi xuất hiện cả máu.

Thể mãn tính

Thể bệnh mãn tính cũng thường xuyên gặp ở gà nhưng không nguy hiểm như thể cấp tính và ác tính. Tuy nhiên, bệnh này sẽ làm cho gà chậm lớn mặc dù cho ăn đầy đủ dưỡng chất. Dấu hiệu của bệnh là gà bị sưng phù mào và yếm do bị tích tụ nước, những nơi hoại tử dồn thành cục cứng lại và không thể loại bỏ.

Gà bị khó thở, khi thở sẽ phát ra tiếng kêu ở khí quản. Các khớp bị sưng khiến gà khó khăn khi đi lại, gà mái thì bị giảm tỷ lệ đẻ trứng. Ngoài ra, gà còn thường xuyên bị tiêu chảy, phân nhầy màu vàng và nổi bọt, khi bị hoại tử mãn tính ảnh hưởng đến não gà và xuất hiện các bệnh về thần kinh.

Gà bị tụ huyết trùng mãn tính
Gà bị tụ huyết trùng mãn tính

Bệnh tích của tụ huyết trùng là gì?

Sau khi mổ những và tìm hiểu bệnh tích, biệu hiện của bệnh tụ huyết trùng ở gà như sau:

  • Da và cơ bắp bị bầm tím, thịt gà nhão
  • Phổi tích tụ những vết huyết đen, viêm phổi và đôi khi chứa dịch viêm màu đỏ
  • Phế quản chứa nhiều dịch nhầy và bọt khí hồng
  • Sưng ruột và niêm mạc ruột bị tụ máu, có các chấm hoại tử li ti màu đỏ
  • Gan sưng phù, đôi khi xuất hiện máu, trên bề mặt gan có nhiều vết hoại tử
  • Sưng tim, vành tim bị xuất huyết, tích nước ở vành bao tim
  • Lá lách hơi sưng nhẹ và bị tụ máu
  • Ở gà mái thì buồng trứng bị viêm và vỡ nát khi bị bệnh tụ huyết trùng ở gà

Phương pháp điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gà hiệu quả

  • Vệ sinh khu vực chăn nuôi: Khi phát hiện cá thể bị bệnh cần nhanh chóng tách ra khỏi đàn và phun thuốc sát trùng trực tiếp vào khu vực gà sinh sống. Đối với những con gà bị chết thì cần mang đi tiêu hủy.
Thực hiện vệ sinh chuồng trại để phòng và trị bệnh
Thực hiện vệ sinh chuồng trại để phòng và trị bệnh
  • Điều trị bệnh bằng kháng sinh: Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc đặc trị tụ huyết trùng khác nhau, bạn có thể đến bất cứ tiệm thuốc thú y nào để hỏi mua. Một số loại thuốc phổ biến như Enrofloxacin, Amoxicillin, Oxytetracycline, Neomycin, Streptomycin,…
  • Bổ sung chất đề kháng: Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng kháng sinh thì bạn cần cung cấp cho gà thêm các loại vitamin, thuốc giải độc, điện giải, men tiêu hóa,… để gà nhanh khỏe hơn.

Cách để phòng được bệnh tụ huyết trùng

  • Chọn địa chỉ mua gà giống uy tín, khi mua về cần cách ly tầm 2 đến 4 tuần trước khi cho gà nhập đàn.
  • Hàng tuần thực hiện vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống, chất độn chuồng và phun thuốc khử khuẩn.
  • Bổ sung các loại vitamin cho gà để tăng sức đề kháng và men tiêu hóa để gà hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả.
  • Định kỳ tiêm vaccine phòng bệnh tụ huyết trùng, bên cạnh đó bạn có thể trộn trực tiếp các loại vaccine dạng bột vào thức ăn của gà theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Kết luận

Theo các nghiên cứu, bệnh tụ huyết trùng ở gà không thể lây lan sang người, tuy nhiên con người lại có thể là tác nhân gây ra căn bệnh đó cho gà nếu quá trình chăn nuôi không được vệ sinh cẩn thận. Hy vọng những thông tin VN138 đưa ra sẽ giúp bà con có cái nhìn chi tiết nhất về căn bệnh này để chăn nuôi hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *